Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Hướng dẫn sửa chữa bóng đèn compact đơn giản

Hướng dẫn sửa chữa bóng đèn compact đơn giản



Hiện nay có nhiều sản phẩm thắp sáng tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí tiền điện cho gia đình, bóng đèn compact là một trong những sản phẩm đó. Giá thành của một bóng đèn compact với công suất khoảng 5W khoảng vài chục nhưng với 1 bóng lớn hơn tầm 55W thì giá lên đến hơn 100k. Nếu bỏ ra 1 khoảng tiền mua bóng mới thì thật phí thay vì mình bỏ ra vài chục mua linh kiện về sửa chữa chúng. Và càng tiết kiệm hơn cho các hộ gia đình dùng đèn compact thắp sáng cho thanh long, bông...
. Cấu tạo đèn compact
+ Có 3 phần chính:
   - Hơi sợi thủy ngân khi bị kích thích sẽ phát ra tia tử ngoại.
   - Hai sợi tim đèn ở 2 đầu chân chữ U dùng nung nóng khí thủy ngân trong ống. Tim đèn được cấu tạo bằng vonfram là một kim loại có điện trở rất nhỏ khi nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng và có điện trở tăng khi nhiệt độ tăng. Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0ohm hoặc lớn hơn 1 chút.
   - Lớp bột phốt pho mỏng phủ ở mặt trong của ống chữ U, dùng để chuyển đổi bước sóng của tia tử ngoại ra dạng ánh sáng trắng(nên còn gọi là đèn ống nhật quang).
  - Toàn phần board mạch ráp trên 1 mạch in dạng hình tròn và dưới chân đèn.


2. Sơ đồ nguyên lí


Được chia làm 3 phần.
Phần 1: Khối chỉnh lưu
           - Nguồn cấp 220VAC
           - Cầu chì
           - Cầu diode chuyển dòng điện AC sang DC
            - Tụ làm ổn định dòng DC










Phần 2: Dao động cho ra dòng điện xung.
- 2 transistor 13003(NPN)


- 2 bán dẫn được mắc thoe kiểu kéo đẩy để tăng hiệu suất
- Kết hợp 1 biếp áp(3 cuộn dây quấn trên cùng 1 loãi)

- Diac giúp cho dòng điện lên cao tới giới hạn mới cho đi qua, thấp hơn thì không đi qua được dòng điện > 30VDC.
Phần 3: Mạch cộng hưởng và phụ tải.
- Cuộn cảm


3. Sửa chữa.
Các hư hỏng thường gặp:
Nổ các tụ lọc sau cầu diode(bạn phải thay bằng loại tụ chịu được volt cao). Đèn thường nháy mạnh và đôi lúc không khởi động được.
Đứt cầu chì do chạm các transistor.
- Chạm cuộn dây hạn dòng, nóng lõi làm biến dạng.
- Hở chân các transistor hay cháy bo mamchj in do quá nóng.
+ Trước tiên ta quan sát bên ngoài bóng đèn xem có bị nứt vỡ hay không, nếu có sự va đập gây vỡ bóng đèn thì ta nên mua bóng mới. Nếu không có hiện tượng vỡ bóng thì ta tháo phần đuôi đèn ra.

 + Mở đèn tháo ngay 4 chân sợi dây tóc.
+ Kiểm tra ống phóng điện: Để thang đo 100ohm, đo 2 sợi dây tóc nếu kim lên thì dây tóc còn tốt, nếu kim không lên thì bị đứt dây tóc phải mua bóng mới.
 + Phần mạch quan sát phần linh kiện có bị đen, cháy, phù tụ hay không, có gì khác thường hay không. Quan sát phần linh kiện dán xem có cháy hay không.
 + Đo cầu diode xem còn sống hay chết. (đo đảo cực). Nếu diode còn sống thì đo sang điện trở.
 + Nếu đo R có phát hiện hỏng thì ta tiếp tục đo 2 con bán dẫn 13003 nó là loại NPN 

-  Cách đo đặt thang đo 100ohm. Ta để que đen vào chân B, hai chân còn lại đặt que đỏ vào chân C,E. Nếu kim lên là 13003 còn sống.
 - Đổi que đỏ vào chân B, que đen đưa vào chân C,E im không lên thì con 13003 còn sống.
 - Các trường hợp còn lại nếu kim lên tức con 13003 đã chết và ta tiến hành thay lần lượt mấy con trở dán và con 13003 là xong.
+ Mạch chỉ bị cháy những con điện trở
+ Hỏng tụ mồi nối tiếp giữa 2 dây tóc bóng đèn.
+ Cháy 1 trong 2 con bóng bán dẫn
+ Cháy diode

 Lưu ý: Mạch điện làm việc với điện áp cao có thể bị giật, nên trong quá trình làm các bạn cần chú ý, thực hiện đúng theo quy đinh về an toàn điện.